Theo truyền thống Việt Nam, trong ngày Rằm tháng 8, mọi gia đình thường tổ chức lễ cúng gia tiên nhằm thể hiện lòng thành kính đối với ông bà và tổ tiên đã khuất. Dưới đây là bản văn khấn rằm tháng 8 năm 2024 chuẩn nhất mà Đồ Cúng Cát Tường tổng hợp được, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 gồm những gì?
Tùy thuộc vào phong tục địa phương và điều kiện gia đình, mỗi người chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 8 một cách phù hợp. Mâm cúng này bao gồm cả món mặn và chay.
Đối với mâm lễ cúng mặn Rằm tháng 8, thường bao gồm những món như:
- Gà luộc
- Xôi
- Canh miến
- Hoa tươi
- Bánh Trung thu
- Quả nải chuối chín, quả bưởi (biểu tượng của sự may mắn), quả hồng (ý nghĩa của sự no đủ), quả na (tượng trưng cho sự sinh sôi), quả lựu (biểu tượng của sự may mắn),…
Ngoài ra, gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa và nấu những món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình để làm mâm cỗ cúng. Không cần phải quá phức tạp, mâm cúng Rằm tháng 8 chỉ cần được thiết kế tươm tất, thể hiện lòng thành và tâm huyết của chủ nhân gia đình.
Sau khi hoàn thành mâm cúng, gia chủ tiến hành cầu nguyện tâm ý của gia đình thông qua bài văn khấn rằm tháng 8 chuẩn tâm linh. Nếu chưa nắm rõ phần này, mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo để tìm câu trả lời.
Bài văn khấn Rằm tháng 8 cúng gia tiên
Để thể hiện lòng thành kính một cách chuẩn mực đến tổ tiên, ông bà đã khuất, gia chủ nên chuẩn bị sẵn một bài văn khấn ngày rằm tháng 8 thật bài bản. Nếu chưa tìm được, bạn có thể tham khảo văn khấn cúng rằm trung thu được trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin:
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn Rằm tháng 8 cúng thổ công, thần linh
Nội dung văn khấn Rằm tháng 8 cúng thổ công, thần linh cần được chuẩn bị chỉn chu, văn phong chuẩn mực tâm linh để thể hiện sự tôn kính lên đấng bề trên. Dưới đây là một mẫu đạt chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại gia:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương
– Con kính lạy ngài Đông Thần quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..
Ngụ tại:…………………………………….. ……………………
Hôm nay là ngày rằm tháng 8 năm Quý Mão 2023, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cúng Rằm tháng 8 năm 2024 giờ nào là đẹp nhất?
Lựa chọn thời điểm phù hợp để cúng Rằm tháng 8 có thể mang lại nhiều may mắn và phước lành cho gia chủ trong cả năm. Dưới đây là những khung giờ được xem là đẹp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng:
- Giờ Mão (từ 5 giờ đến 7 giờ): là giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Thìn (từ 7 giờ đến 9 giờ): là giờ Hoàng Đạo, thuộc Tứ đại cát thời.
- Giờ Tỵ (từ 9 giờ đến 11 giờ): là giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn, với sự có mặt của Phúc tinh quý nhân.
- Giờ Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ): là giờ Hoàng Đạo, Quý Đăng Thiên Môn.
- Giờ Dậu (từ 17 giờ đến 19 giờ): là giờ Quỷ Cốc Tử cát thời, Thiên Ất Quý nhân Dương quý nhân.
Trên đây là nội dung văn khấn Rằm tháng 8 và những thông tin quan trọng gia chủ cần biết để nghi lễ cúng Rằm tháng 8 diễn ra thuận lợi và nhận được nhiều phước lành. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn và gia đình vạn sự may mắn!