Mâm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa. Giao và bày biện tận nhà khách hàng. Mâm cúng trọn gói gia đình chỉ việc cúng.
✅ Trọn gói, đầy đủ, không phát sinh chi phí
✅ FreeShip Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai
✅ Bày biện chu đáo, hướng dẫn cúng bài bản.
MÂM CÚNG CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐIA
CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA VÀ MỤC ĐÍCH
Thần Tài chính là một vị thần giúp trông coi tiền bạc và mang lại tài lộc, may mắn cho các gia đình. Vị thần này được nhắc đến với hình dạng của một ông lão với bộ râu, mái tóc bạc trắng, ở tên tay có cầm thêm thỏi vàng, đội mũ mão và diện bộ trang phục trông rất trang nghiêm, chỉnh tề. Khuôn mặt của Ngài trông rất hiền lành và phúc hậu.
Còn đối với ông Địa hay còn được biết tới là ông Thổ Công. Vị thần này thường được các gia đình thờ cúng chung với thần tài. Ngài sẽ giúp cai quản cho khu đất mà các gia đình đang sinh sống. Hình ảnh ông Địa gắn liền với hình ảnh của một ông lão với chiếc bụng to tròn, ở phía trên tay có cầm theo chiếc quạt và có khuôn mặt nhân hậu, hiền lành.
Cúng Thần Tài Thổ Địa được xem là một nét đẹp tâm linh từ thời xa xưa của người dân Việt. Bởi khi thờ cúng các vị thần này gia chủ đều mong muốn có được những điều may mắn, sự bình yên, tài lộc và vượng khí cho gia đình mình.
Theo quan niệm từ thời xa xưa của người dân Việt Nam, vào ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng hay những ngày đầu năm, các gia đình thường làm lễ cúng Thần Tài Thổ Địa. Mục đích của việc thờ cúng các vị thần này là muốn cầu xin sự bình an, sức khỏe dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và mang tới nhiều tài lộc, vượng khí.
Thần tài, thổ địa là 2 vị thần đặc biệt vừa có thể ăn chay vừa có thể ăn mặn. Nên khi chuẩn bị lễ vật cúng thần tài, thổ địa ngày thì gia chủ có thể chuẩn bị cả món chay hoặc mặn tùy ý.
Đặc biệt với những người làm ăn, buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ khác thì việc thờ cúng ông Thần Tài Thổ Địa còn nhằm mục đích buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió và mang tới nhiều tiền bạc, tài lộc nhất. Việc thờ cúng này có thể sẽ được diễn ra hàng ngày hay hàng tháng và tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình.
HƯỚNG DẪN CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA
Thời gian thờ cúng tốt
Người dân Việt Nam thờ cúng ông Địa Thần Tài hàng ngày, hàng tháng và thường rơi vào ngày mùng 1 và ngày rằm( 15 âm lịch). Tuy nhiên ngày 10 tháng giêng âm lịch được xem là ngày quan trọng nhất trong khi thờ cúng Thần Tài Thổ Địa và ngày này được gọi là ngày Vía Thần Tài.
Các chuyên gia phong thủy đã chỉ ra rằng giờ giấc đẹp nhất để cúng ông Thần Tài Thổ Địa đó là vào buổi sáng khoảng từ 7 đến 9 giờ. Trước khi cúng gia chủ cần phải dọn dẹp bàn thờ thật sạch sẽ và cẩn thận để có thể nhận được nhiều may mắn, tài lộc từ các Ngài.
Danh sách các món cần cho mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa
- 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc.
- 1 bình hoa tươi
- 1 chén chè trôi nước.
- 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm (hoặc cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng).
- 3 ly nước, hoa, hương để thắp, đèn cầy
- Giâý cúng Thần Tài – Thổ Địa, tiền vàng
NHỮNG NGHI THỨC KHI CÚNG THẦN TÀI THỔ ĐỊA
Trong quá trình thực hiện nghi thức cúng Thần Tài Thổ Địa thì bạn nên để ý đến việc chọn hoa cúng, cách vái lạy hay văn khấn.
Cách chọn hoa cúng
Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…
Khi cắm hoa vào bình thì bạn cũng không được cắt cành quá thấp, đồng thời thì bình sử dụng để cắm hoa cũng nên là bình cao. Cành hoa được sử dụng để cúng thì không nghiêng ngả, không dập nát, vẫn còn tươi
Để cầu mong tài lộc, thịnh vượng, các gia đình luôn quan tâm tới lễ vật bày biện trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Theo đó, các loại hoa trái luôn phải tươi ngon, không bao giờ để hoa héo trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
Cách vái lạy và đọc văn khấn
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các mâm cúng ở trên thì bạn cần chú ý đến việc đọc văn khấn. Dưới đây sẽ là nội dung của bài văn khấn mà bạn nên lưu lại để đọc khi thực hiện.
Bài văn khấn cần cho việc cúng Thần Tài Thổ Địa
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật và hoàn tất việc sắp xếp bàn thờ ông địa thần tài, gia chủ tiến hành đọc văn khấn để tiến hàng lễ cúng. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn khấn cúng thần tài thổ địa dưới đây: (Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin).
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Thái độ nghiêm túc chỉnh tề trong khi làm lễ cúng bái thần tài, ông địa
Khi làm lễ cúng bái thần tài ông địa, gia chủ nên thể hiện sự kính cẩn của mình với 2 vị thần qua cách ăn mặc chỉn chu, lịch sự, thái độ nghiêm túc, không đùa giỡn.
Đặc biệt, không nói lời to tiếng, lời qua tiếng lại, chửi bậy trong lễ cúng thần tài. Luôn giữ cho không khí vui vẻ, hòa hảo để mau chóng đón nhận được lộc lá trong ngày cúng thần tài.