Cần Chuẩn Bị Những Gì Cho Lễ Cúng Đầy Cữ Bé Trai, Bé Gái Ở Miền Bắc?

Lễ cúng đầy cữ từ lâu đã trở thành một truyền thống đẹp trong văn hóa Việt Nam. Đây là một dịp đặc biệt để gia đình tạ ơn thần linh, tổ tiên và cầu mong những điều may mắn đến với quá tình phát triển vui khỏe của con. Vậy làm lễ đầy cữ cho bé trai, bé gái cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời hữu ích nhất ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Tổ chức lễ cúng đầy cữ cho bé có quan trọng hay không?

Theo quan niệm dân gian thì dương khí của trẻ nhỏ mới được sinh ra khá yếu dễ bị ma quỷ, điềm xấu quấy phá. Nhờ có bà Mụ, thần linh và tổ tiên đỡ đần, chăm nom bé mới an toàn vượt qua được. Bởi vậy, việc tổ chức lễ cúng đầy cữ cho bé trai, bé gái cũng được xem như là dịp để gia đình cảm tạ Đức Ông, bà Mụ, thần linh, tổ tiên.

Theo truyền thống, nghi thức đầy cữ sẽ được thực hiện tùy thuộc theo giới tính của bé con. Lễ cúng đầy cữ cho bé trai sẽ được tổ chức lễ sau khi sinh được 7 ngày và lễ cúng đầy cữ cho bé gái sẽ được tổ chức lễ sau khi sinh được 9 ngày. 

2. Mâm cúng đầy cữ bé gái, bé trai chuẩn phong tục

Tùy thuộc vào tín ngưỡng, phong tục từng vùng miền mà lễ vật trong mâm cúng đầy cữ bé trai và bé gái sẽ có sự khác biệt nhất định. Chính vì vậy, gia đình cần phải tham khảo để chuẩn bị mâm cúng được đầy đủ, hoàn chỉnh nhất. Sau đây, Đồ Cúng Cát Tường mời các bạn tham khảo danh sách lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy cữ cho bé trai, gái như sau: 

2.1. Danh sách lễ vật mâm cúng đầy cữ bé gái

Lễ cúng đầy cữ cho be gái miền bắc thường được chuẩn bị với những lễ vật, món ăn:

mam cung day thang be gai

  • Bộ tiền vàng mã
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Rượu – nước lọc – trà
  • Chè trôi nước
  • Xôi
  • Trầu cau têm cánh phượng
  • Gạo – muối
  • Nhang thắp
  • Nến 
  • Đèn cầy
  • Cháo

2.2. Danh sách lễ vật mâm cúng đầy cữ bé trai

Lễ cúng đầy cữ cho bé trai miền Bắc thường được chuẩn bị với những lễ vật, món ăn:

mam cung day thang be trai 3

  • Bộ tiền vàng mã
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Rượu – nước lọc – trà
  • Chè đậu trắng/chè đậu đỏ
  • Xôi gấc
  • Trầu cau têm cánh phượng
  • Gạo – muối
  • Nhang thắp
  • Nến 
  • Đèn cầy
  • Cháo

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần có, bạn cần sắp xếp bày trí mâm cúng một cách hợp lý, đảm bảo đẹp mắt. Đồ cúng đầy cữ bé trai, bé gái cần phải đảm bảo về độ tươi, ngon sạch sẽ, tránh thực phẩm thối hỏng có mùi hôi thối. Một mâm cúng đẹp mắt, thơm ngon sẽ toát lên vẻ chỉn chu, thành kính của gia đình và thu hút thêm sự may mắn. 

3. Cách tính ngày đầy cữ bé trai, bé gái chuẩn nhất

Truyền thống cữ, mỗi em bé sinh ra đều được tổ chức những buổi đầy cữ bao gồm: đầy cữ 7 ngày – đầy cữ 3 tháng 10 ngày – đầy cữ năm. Quan niệm xưa cho ra, đứa trẻ được sinh ra và phát triển an toàn trong những ngày đầu đều nhờ bàn tay chăm sóc, độ trì của các vị thần linh, Đức ông, Mụ Bà. Bởi vậy, việc tổ 

Vậy cách tính ngày đầy cữ cho bé trai, bé gái như thế nào? Như thông tin phía trên, các bạn có thể nắm được lễ cúng đầy cữ cho bé gái sẽ được tổ chức sau khi được sinh là 9 ngày và nếu là bé trai sẽ được tổ chức sau sinh 9 ngày.  Ví dụ: Bé gái sinh ngày 02/10 âm lịch thì ngày cúng đầy cữ sẽ là ngày 11/10. Bé trai sinh ngày 02/10 âm lịch thì ngày cúng đầy cữ sẽ là ngày 9/10.

4. Cách cúng đầy cữ cho bé trai, bé gái theo nghi lễ truyền thống

Nghi thức lễ đầy cữ cho bé sẽ được tổ chức đơn giản hơn so với lễ cúng thôi nôi, đầy tháng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ những nghi thức cần thiết để bày tỏ chân thành đến các vị thần linh, tổ tiên, 12 bà Mụ.

Sau đây, Đồ Cúng Cát Tường sẽ hướng dẫn các bạn cách cúng đầy cữ cho bé trai, bé gái theo chuẩn nghi lễ truyền thống người Việt Nam:

  • Sắm sửa, chuẩn bị đầy đủ lễ vật, mâm cúng. Chọn vị trí thoáng đãng đặt mâm cúng trước bàn thờ lớn. Cần lưu ý bố trí mâm cúng theo nguyên tắc “Đông bình – Tây quả” nghĩa là mâm ngũ quả nên đặt ở phía tây và bình hoa đặt ở phía đông; con gà/lợn bày ở giữa và những lễ vật bày xếp hợp lý xung quanh.
  • Trước khi bắt đầu tiến hành lễ đầy cữ, người chủ trì buổi lễ cần phải tắm rửa sạch sẽ ăn diện lịch sự, gọn gàng.
  • Đến giờ khởi hành lễ, chủ lễ sẽ tiến hành thắp hương khấn mời thần linh, Đức Ông, Bà Mụ và tổ tiên về tạ lễ.
  • Tiếp theo, đọc rõ ràng, rành mạch nội dung bài cúng đầy cữ bé trai, bé gái đã chuẩn bị trước đó. Khi đọc cần thành tâm và không sai thông tin của bé. Sau khi đọc xong văn khấn cúng thì tạ lễ.

Như vậy, Đồ Cúng Cát Tường đã chia sẻ tới bạn đọc tất cả những thông tin liên quan đến lễ cúng đầy cữ bé trai, bé gái trong bài viết trên. Hy vọng với những kiến thức trên, Đồ Cúng Cát Tường có thể giúp bạn chuẩn bị được mâm lễ cúng đầy cữ thành công và tươm tất nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *