Không cúng đầy tháng có sao không?
Ông cha ta từ xa xưa luôn có những phong tục, tập quán truyền lại cho con cháu, vừa là thể hiện nét văn hoá độc đáo của con người Việt Nam, vừa là một món ăn tinh thần, gửi gắm những hy vọng, những ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp mai sau.
Một trong số đó có thể kể đến việc coi trọng những nghi thức liên quan đến việc 1 đứa trẻ từ lúc được sinh ra đời cho đến khi trưởng thành. Lễ cúng đầy tháng là nghi lễ đầu tiên, đánh dấu mốc sự hiện diện của một thành viên mới trong gia đình. Vậy ý nghĩa thực sự của lễ cúng đầy tháng là gì? Nếu không cúng đầy tháng có sao không? Có ảnh hưởng gì đến tương lai của đứa trẻ hay không?
1. Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng là gì?
Tháng đầu tiên trong cuộc đời của một đứa bé là vô cùng quan trọng, vì thời điểm này đứa bé vừa mới lọt lòng, chưa quen với môi trường nên vô cùng yếu ớt, dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, nhẹ thì cảm cúm viêm phổi, nặng thì có thể ảnh hưởng não bộ, liên quan đến cả cuộc đời đứa bé sau này.
Ngày xưa ở Việt Nam, em bé sau khi ra đời không được đặt tên ngay vì tỉ lệ tử vong của bé sơ sinh rất cao. Trong 4 tuần đầu sau khi lọt lòng mẹ, trẻ em dễ chết yểu vì những khả năng đề kháng của bé chưa được hoàn hảo và chưa hoạt động đúng mức. Thống kê khác cũng cho thấy, trong số trẻ không may chết trong năm đầu thì có tới 2/5 sẽ chết ngay trong tháng đầu tiên.
Vì thế, người Việt quan niệm rằng chỉ cần vượt qua tháng đầu tiên thì đứa bé đã thoát được hết hai phần ba của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời. Đầu xuôi đuôi lọt, sau một tháng bé vẫn còn mạnh khỏe, tăng cân, thì có lẽ hy vọng sống sót lớn lên thành người, vì vậy ngày đầy tháng là dịp ăn mừng cho cháu, bố mẹ và thậm chí là cả họ hàng.
Tháng đầu sau khi em bé được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ, do đó khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản.
Lễ đầy tháng vừa là ăn mừng em bé khoẻ mạnh, đánh dấu mốc sự hiện diện của thành viên mới trong gia đình, vừa là lễ tạ ơn Trời Đất, các vị Thần Linh, gia tiên phù hộ, cũng là lời chúc phúc đến bé, hy vọng bé nhận được những điều may mắn, luôn thuận lợi trong suốt cuộc đời mình.
2. Không cúng đầy tháng có sao không?
Có nên làm đầy tháng cho con – Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người khi lần đầu thây và nghe đến việc cúng đầy tháng cho bé sau sinh.
Thời đại xã hội hoá, hiện đại hoá hiện nay, những nghi thức truyền lại từ thời xưa dần dà bị lược bỏ. Nhiều gia đình, đặc biệt là những ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay vẫn luôn có những thắc mắc, những câu hỏi, liệu rằng nếu bỏ bớt những nghi thức rườm rà, phức tạp đó, ví như không cúng đầy tháng có sao không? Có thật sự sẽ ảnh hưởng đến vận may của đứa bé sau này hay không? Có nhất thiết phải bày biện đủ lễ vật mâm cúng 12 Bà Mụ, cúng 3 Đức Ông cùng gia tiên với các đồ lễ truyền thống hay không?
Vì với sự bận rộn trong xã hội hiện đại ngày nay, các gia đình vốn dĩ ít người, con cái không còn ông đúc như thời xưa, chưa kể người nào việc nấy, thật sự mà nói thì rất ít thời gian để chuẩn bị một mâm cúng quá cầu kỳ và cầu toàn như vậy.
Cho nên, việc cúng đầy tháng cho bé đã giản lược đi rất nhiều, bố mẹ có thể chuẩn bị một mâm cúng đầy tháng đơn giản, nhỏ gọn nhưng vẫn đủ trang trọng để thể hiện sự chuẩn bị chu đáo và chỉnh chu cho sự kiện đầu tiên trong cuộc đời của con mình. Việc cúng đầy tháng như thế nào cũng còn cần phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của từng nhà mà chuẩn bị, có nhiều lo nhiều, có ít lo ít, miễn sao có đủ lòng thành là được.
Chung quy lại, lễ cúng đầy tháng ý nghĩa chủ chốt cũng chính là cầu mong cho con mình bình an, khoẻ mạnh suốt những chặng đường sau này. Vì vậy, bố mẹ cũng đừng quá đặt nặng phải cúng như thế nào cho đúng chuẩn, hoặc nếu không cúng đầy tháng thì con cái sẽ bị gì cả, tất cả chỉ là niềm tin, là tín ngưỡng của chúng ta, chỉ cần đủ lòng thành, đủ chú tâm vào là được.
3. Lễ vật mâm cúng đầy tháng đơn giản nhất
Như đã nói, việc cúng đầy tháng cho bé như thế nào, tổ chức lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng gia đình. Tuy nhiên, lễ cúng Mụ nhất thiết không được thiếu những thứ sau đây:
– Chim (Gái 9 con, trai 7 con)
– Cua (Gái 9 con, trai 7 con)
– Ốc (Gái 9 con, trai 7 con)
– 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ
– 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán
– 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút
– 13 bông hoa
– 13 cái bánh kẹo nhỏ
– 13 miếng trầu têm cánh phượng
– 13 bộ quần áo (một bộ to dành cho Bà Chúa Đầu Thai và 12 bộ nhỏ cho 12 Bà Mụ)
– 13 nén hương
– 13 tờ tiền thật
– Một bát nước to
Việc tổ chức lễ đầy tháng ở nhà nội hay nhà ngoại đều không quan trọng, miễn là phù hợp với điều kiên thực tế, thuận tiện cho sức khoẻ mẹ và bé thì đều ổn.
Tuy nhiên, khi cúng đầy tháng cũng cần lưu ý một số điểm sau:
– Mâm lễ nên để cạnh giường ngủ của bé nếu thuận tiện, mẹ bế con ngồi ở góc giường.
– Lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra sông, hồ.
– Lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho bé làm phép cho hay ăn chóng lớn
– Người mẹ cũng thụ lộc cùng với mọi người đến dự lễ đầy tháng.
4. Đặt mâm cúng đầy tháng ở đâu?
Xã hội càng phát triển, nhu cầu được phục vụ càng cao thì càng có nhiều dịch vụ ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Việc làm tiệc đầy tháng, tiệc thôi nôi cho bé cũng vậy.
Hiện tại có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ trọn gói lễ đầy tháng cho bé, bố mẹ có thể tham khảo thêm, Đồ Cúng Cát Tường cũng là dịch vụ cung cấp trọn gói lễ cúng đầy tháng. Ngoài ra, docungcattuong còn cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của bố mẹ. Liên hệ hotline 0987.671.112 và fanpage cửa hàng https://www.facebook.com/docungcattuonghcm để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ nhanh nhất.